Bị ung thư có nên ăn thịt bò không? – Chuyên gia trả lời như thế nào?

Nhiều bệnh nhân ung thư tự ý cắt giảm thịt bò, thịt đỏ ra khỏi khẩu phần ăn uống mỗi ngày của mình vì cho rằng đây là nguồn dinh dưỡng chính của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại phản bác vì họ tin rằng việc bổ sung các loại thịt này là vô cùng quan trọng đối với quá trình điều trị và hồi phục của người bệnh. Vậy, bị ung thư có nên ăn thịt bò không? Đâu mới là câu trả lời chính xác nhất?

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua lời giải đáp của ThS.BS Nguyễn Thành Trung đến từ khoa Ung Bướu của bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.

Bị ung thư có nên ăn thịt bò không?

Thịt bò được xếp vào hàng các loại thịt đỏ. Trong đó, thịt đỏ là các loại thịt nạc của động vật có vú, chẳng hạn như thịt bò, thịt cừu, thịt ngựa, thịt bê, thịt lợn, thịt dê… Được biết, thịt đỏ không chỉ cung cấp lượng lớn chất đạm, mà còn giúp cơ thể bổ sung các loại chất béo, vitamin, khoáng chất như vitamin B6, B12, D, kẽm, canxi, selen, folate,…

Bị ung thư có nên ăn thịt bò không?

Theo WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, vẫn chưa có bất kỳ thông tin xác nhận nào khẳng định ăn thịt đỏ là một trong những nguyên nhân gây ung thư ở người. Bên cạnh đó, IARC – một trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư trên thế giới cũng chỉ xếp thịt đỏ vào nhóm 2A (nhóm có thể gây ung thư). Như vậy, dữ liệu ở hiện tại vẫn cho cho phép chúng ta có kết luận chính xác nào về rủi ro của việc ăn thịt đỏ đối với bệnh nhân ung thư.

ThS.BS Nguyễn Thành Trung chia sẻ, người bệnh nên bổ sung thịt đỏ nói chung và thịt bò nói riêng vào khẩu phần ăn mỗi ngày của mình. Chớ nên nghe lời bàn tán vô căn cứ của mọi người xung quanh mà kiêng cử thịt đỏ để rồi bị thiếu chất, suy dinh dưỡng. Bởi lẽ, thịt đỏ vẫn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt là khả năng cung cấp nguồn đạm chính để duy trì sự khỏe mạnh cho hệ miễn dịch. Vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Bị ung thư có nên ăn thịt bò không?” là /

Cụ thể, theo ThS.BS Nguyễn Thành Trung, để đảm bảo sức khỏe, người bệnh vẫn nên ăn thịt đỏ, thịt bò với một lượng nhất định. Trong mỗi tuần, hãy bổ sung dưới 500gr thịt đỏ (tức 70 gr mỗi ngày) và không nên ăn nhiều loại thịt chế biến sẵn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể giảm thiểu thịt đỏ và thay thế bằng các thực phẩm giàu đạm khác như sữa, trứng, đậu… nếu như vẫn lo lắng về mối liên hệ giữa thịt đỏ với căn bệnh ung thư.

Tốt nhất là bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư

Như vậy, phần trên đã trả lời cho câu hỏi “Bị ung thư có nên ăn thịt bò không?” của đa số người bệnh. Tại đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cách xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh ung thư, mời bạn cùng tham khảo một số thông tin sau:

Nguyên tắc dinh dưỡng

Đầu tiên, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Các món ăn trong thực đơn phải cung cấp đầy đủ chất đạm, năng lượng cùng một số dưỡng chất quan trọng khác.
  • Người bệnh nên chia thành nhiều bữa và ăn với khẩu phần nhỏ trong một ngày.
  • Tăng mức độ năng lượng và dinh dưỡng dựa trên thể trạng của người bệnh.
  • Đa dạng món ăn mỗi ngày để tránh bị cảm giác chán ăn.
  • Thường xuyên động viên, khuyến khích và giúp người bệnh luôn lạc quan, vui vẻ khi ăn.

Dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hằng ngày

Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm người bệnh cần đảm bảo trong khẩu phần ăn mỗi ngày:

Dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hằng ngày cho người ung thư

Chất đạm

Chất đạm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mỗi người, nhất là những ai đang mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, nhiều người thường cho rằng chất đạm có nguồn gốc động vật không tốt cho bệnh, thậm chí còn tạo điều kiện để các tế bào ung thư phát triển. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm và nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với người bệnh.

Trên thực tế, protein có vai trò làm lành vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng trong và sau quá trình hóa trị, xạ trị. Đồng thời, protein cũng là thành phần hỗ trợ cơ thể hồi phục lại khối nạc đã mất trong quá trình dị hóa. Không chỉ thế, protein còn có công dụng giúp người bệnh luôn cảm thấy ngon miệng, tránh suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.

Trong khẩu phần ăn của người bệnh ung thư cần có đầy đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể. Đối với thịt đỏ, hãy ăn lượng vừa đủ như đã chia sẻ ở trên, tức là dưới 500g trong 1 tuần và 70g trong một ngày.

Tinh bột

Có rất nhiều loại tinh bột rất giàu chất xơ nhưng lại không làm tăng đường trong máu nhanh mà bệnh nhân có thể bổ sung thông qua cơm, mù, gạo… Ngoài ra, bạn cũng có thể hấp thụ chất xơ từ ngô, lúa mạch, lúa mì, các loại khoai…

bổ sung dinh dưỡng: tinh bột cho người bệnh ung thư

Tinh bột cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể chúng ta, nhất là đối với những bệnh nhân ung thư thường xuyên bị mệt mỏi, uể oải, mất năng lượng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chọn lọc khi ăn để có cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Hãy ăn các loại luộc hấp thay vì các món chiên rán để hấp thụ lượng dưỡng chất cao nhất mà lại không gây hại đến sức khỏe của chính mình.

Ngoài ra, bệnh nhân ung thư cũng cần hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn. Bởi lẽ, đây là một trong những nhóm thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hoặc làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Các loại chất béo lành mạnh

Bạn nên tiêu thụ đầy đủ các loại chất béo lành mạnh để duy trì nhiệt độ ổn định cho cơ thể, đồng thời cung cấp năng lượng và nguồn dưỡng chất để chống lại sự tàn phá của bệnh tật.

Trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư cần đảm bảo duy trì hàm lượng lipit nhất định. Trong đó, hàm lượng chất béo không no không nên vượt quá 50% tổng năng lượng. Bạn có thể bổ sung chất béo lành mạnh trong các loại quả hạch như hạt điều, hạt óc chó, hạnh nhân, dầu ô liu, hướng dương, bơ…

Các loại rau củ quả

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khẩu phần ăn của người bệnh ung thư nên có 80% rau xanh, nước ép, các loại trái cây, hạt, ngũ cốc,… để cơ thể tăng cường sản xuất kiềm và hạn chế sự hình thành của các tế bào ung thư.

bổ sung dinh dưỡng: rau củ quả cho người bệnh ung thư

Bạn nên bổ sung nhiều loại rau xanh, củ quả tươi, nhất là những loại tốt cho người bệnh ung thư như rau đay, cần tây, bắp cải, súp lơ, cà chua, đu đủ, khoai lang, cam, nghệ… Trong rau xanh, quả tươi chứa rất nhiều chất xơ và vitamin A, vitamin C, giúp cơ thể ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

Ngoài ra, đừng quên ăn cả những loại rau quả có khả năng ức chế tế bào ung thư như củ cải trắng, nấm rơm, nấm hương, súp lơ, tỏi,…

Gợi ý thực đơn cho người bệnh ung thư

Người bệnh ung thư cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và phù hợp với tình trạng bệnh. Đặc biệt, chế độ đó phải cân bằng đầy đủ giữa các nhóm chất để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh bị các tế bào ung thư tàn phá làm suy kiệt tinh thần, sức khỏe.

Mỗi bữa ăn của bệnh nhân ung thư đều không thể thiếu các loại protein có trong thịt cá, năng lượng từ ngữ cốc, chất béo trong dầu mỡ và vitamin, khoáng chất từ rau củ quả. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo để xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp:

  • Bữa sáng: Phở bò, trong đó có 200gr bánh phở, 70gr thịt bò.
  • Bữa trưa: Đậu phụ sốt cà chua, cơm trắng, cá trắm kho và rau cải luộc. Ngoài ra, đừng quên tráng miệng với một loại trái cây bổ dưỡng như dưa hấu.
  • Bữa phụ chiều: 1 cốc sữa khoảng 150ml. Bệnh nhân nên uống các loại sữa chuyên dụng như Fucoi Heal để bổ sung đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng, tránh bị mệt mỏi, chán ăn, suy kiệt sức khỏe…
  • Buổi tối: Cơm trắng, trứng ốp la, rau bắp cải luộc, thịt kho. Đừng quên tráng miệng với một ly sữa chua cho buổi tối.
  • Bữa phụ tối: 1 cốc sữa Fucoi Heal khoảng 100ml.

Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư nên tạo nên sự đa dạng để tránh cảm giác chán ăn. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm tương đương mà bạn có thể thay thế trong bữa ăn của mình:

  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm: 100g thịt gà bỏ xương = 100g cá = 100g thịt lượng = 150g tôm = 2 bìa đậu = 2 quả trứng gà.
  • Nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột: 1 lưng bát cơm trắng = 2 củ khoai tây = 1 bắp ngô = 2 lưng bát bún con = 2 lát bánh mì gối.
  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo: 5ml dầu thực vật = 12 hạt lạc = 3ml mỡ đặc.

Fucoi Heal – Sữa chuyên dụng dành riêng cho bệnh nhân ung thư

Có thể nói rằng, sữa là một thành phần không thể thiếu trong bất kỳ thực đơn dinh dưỡng nào của người bệnh ung thư. Sữa cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cùng hàng loạt dưỡng chất thiết yếu, sẽ là tác nhân quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe khi điều trị ung thư.

Fucoi Heal - Sữa chuyên dụng dành riêng cho bệnh nhân ung thư

Quý bệnh nhân cần tìm hiểu thêm về sản phẩm và đặt hàng, xin truy cập: sữa dành cho bệnh nhân ung thư

Các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên người bệnh nên bổ sung sữa vào chế độ ăn uống mỗi ngày, nhất là các loại sữa chuyên dụng như Fucoi Heal. Bởi lẽ, dòng sữa này được pha chế với công thức riêng biệt, sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, loại bỏ cảm giác mệt mỏi, chán ăn cùng một số tác dụng phụ có thể xuất hiện trong quá trình hóa xạ trị.

Như vậy, bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “Bị ung thư có nên ăn thịt bò không?” của nhiều người bệnh. Có thể khẳng định rằng, người bệnh ung thư vẫn có thể ăn thịt bò, tuy nhiên, bạn nên ăn ở một lượng nhất định để đảm bảo cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể mà vẫn không gây ra bất kỳ sự nguy hại nào. Ngoài ra, đừng quên bổ sung đạm cùng hàng loạt dưỡng chất thiết yếu khác qua sữa ung thư Fucoi Heal. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đặt mua sản phẩm, bạn nhé!

Xem thêm bài viết nhiều người quan tâm: