10 thói quen giúp bạn ngăn ngừa và phòng chống ung thư hữu hiệu

Theo thống kê, trong năm 2020, đã có hơn 19.292.780 ca mắc bệnh ung thư mới và có đến 9.958.130 ca tử vong vì bệnh ung thư (nguồn: Globocan). Tại Việt Nam, con số này cũng cực kỳ đáng báo động khi số người mắc bệnh mới phát hiện là 183.000 ca và 123.000 ca không qua khỏi vào mỗi năm. Trước tình hình đó, mọi người đã dần nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của căn bệnh ung thư và tìm đến các biện pháp phòng chống ung thư hữu hiệu.

Trong đó, xây dựng lối sống lành mạnh với các thói quen tốt là cách tốt nhất để bạn tránh xa khỏi các căn bệnh ung thư. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết tại đây!

Những con số “đáng sợ” về căn bệnh ung thư tại Việt Nam

Theo thông tin từ Hội thảo Phòng chống ung thư Hà Nội 2022 được tổ chức bởi bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, sở Y Tế Hà Nội và hội Ung thư Việt Nam, tại Việt Nam, mỗi năm có đến hơn 183.000 ca bệnh ung thư mới và 123.000 người tử vong vì căn bệnh này. Ngoài ra, còn có hơn 354.000 người đang sống chung với căn bệnh quái ác này.

Đáng chú ý hơn là tỷ lệ tử vong vì bệnh ung thư đã đạt đến con số 73.5 %, con số này cao hơn cả tỷ lệ trung bình của cả thế giới (59.7%). Cũng theo đó, WHO đã xếp Việt Nam vào top 2 bản đồ ung thư trong số 50 nước có tỷ lệ cao nhất.

Những con số “đáng sợ” về căn bệnh ung thư tại Việt Nam

Như vậy, so với 2018, tỷ lệ mắc bệnh mới đã tăng lên 9 bậc (90/185 quốc gia) còn tỷ lệ tử vong tăng lên đến 50 bậc (50/185 quốc gia. Đặc biệt, số lượng người mắc bệnh đã tăng gấp 3 lần sau 30 năm với các đối tượng mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa tại Việt Nam.

Tại sao người mắc bệnh ung thư đang có xu hướng trẻ hóa tại Việt Nam?

Nếu như ngày trước, bệnh ung thư thường chỉ xuất hiện ở các bệnh nhân trung niên, lớn tuổi, thì hiện tại, căn bệnh này đã được tìm thấy ở những người có độ tuổi trẻ hơn với tỷ lệ đang gia tăng một cách chóng mặt.

Nguyên nhân gây ra tình trạng kể trên đến từ:

  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư hình thành và phát triển trong cơ thể con người.
  • Uống rượu bia, hút thuốc, dùng chất kích thích: Đây là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh ung thư gan, vú, họng, miệng, đại trực tràng…
  • Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu cân đối: Nhiều bạn trẻ chỉ ăn nhiều mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ… mà không biết rằng điều này có thể khiến cho cơ thể ngày càng hao mòn và làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư thực quản, ung thư vú, đại trực tràng…
  • Lối sống không lành mạnh: Làm việc quá sức, thức khuya thường xuyên và stress trong công việc, học tập là một trong những nguy cơ khiến cơ thể suy nhược, đồng thời tạo điều kiện hình thành các căn bệnh nguy hiểm.
  • Ít vận động: Điều này khiến sức khỏe không được đảm bảo và gây ra một số bệnh ung thư như đại trực tràng, ung thư vú…

10 thói quen phòng chống ung thư hiệu quả

Căn bệnh ung thư luôn gieo rắc những nỗi lo lắng và sợ hãi trong lòng mỗi người. Bởi lẽ, nỗi tang thương, mất mát mỗi khi một ai đó trong gia đình phải rời đi vì căn bệnh này sẽ mãi mãi còn đó. Vì thế, trước khi để nó xuất hiện và “hủy hoại” bạn, hãy làm quen với 10 thói quen lành mạnh sau:

Luyện tập thể dục thể thao

Vận động là cách tốt nhất để nâng cao thể chất và tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, những ai đã điều trị bệnh ung thư cần xây dựng chế độ luyện tập khoa học để ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ bộ môn nào bạn yêu thích như đạp xe, chạy bộ, yoga, bơi…

10 thói quen phòng chống ung thư hiệu quả - Luyện tập thể dục thể thao

Đối với bệnh nhân đang thực hiện hóa xạ trị, việc luyện tập thể dục thể thao lại càng quan trọng hơn cả. Bằng cách tập đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thúc đẩy sự phục hồi của chức năng tạo máu, từ đó nâng cao khả năng kháng bệnh cho cơ thể. Không chỉ thế, tập thể dục còn là biện pháp hữu ích giúp ngăn ngừa loãng xương, tai biến…

Theo nhiều nghiên cứu, việc luyện tập còn giảm thiểu sự di căn của ung thư phổi và cải thiện chất lượng đời sống cũng như nâng cao thể lực người bệnh. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn và xây dựng chế độ phù hợp với thể trạng của mình để tránh quá sức vì cường độ luyện tập quá cao.

Giữ cân nặng ở mức bình thường

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, béo phì là một trong những tác nhân gây tái phát ung thư. Đặc biệt, phụ nữ béo phì có tỷ lệ tử phong vì ung thư cao hơn tận 88%.

Vậy nên, bạn cần phải kiểm soát cân nặng ở mức bình thường bằng cách ăn uống khoa học và có chế độ luyện tập phù hợp.

Ngủ đủ giấc, không thức khuya

Giấc ngủ ngon có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy hiệu suất kích hoạt tế bào T. Ngược lại, những ai ngủ không đủ giấc hoặc thường xuyên ngủ không ngon, họ sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, thể trạng kém…

10 thói quen phòng chống ung thư hiệu quả - Ngủ đủ giấc, không thức khuya

Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ còn có thể là một biến chứng của căn bệnh ung thư, nhất là những bệnh nhân đang chìm trong nhiều cảm xúc tiêu cực khi phát hiện và chữa trị bệnh. Vậy nên, dù là bạn khỏe mạnh hay bị bệnh ung thư, bạn cũng cần phải chú trọng vào việc cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Hãy tạo thói quen bằng cách đi ngủ sớm và thức dậy trong một khung giờ cố định. Cần lưu ý là để tạo được thói quen, bạn phải kiên trì trong một khoảng thời gian dài. Ngoài ra, đừng nên để bụng quá đói hoặc ăn no và sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ vì điều này có thể khiến bạn khó ngủ hơn. Tốt nhất là hãy thả lỏng cơ thể bằng cách tắm nước nóng, ngồi thiền được đọc sách trước khi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Tránh xa bức xạ

Nhiều người thường đến bệnh viện và yêu cầu được chụp CT để kiểm tra và phát hiện bệnh trước khi căn bệnh tiến triển nặng thêm. Tuy nhiên, theo WHO, con người không nên tiếp nhận lượng bức xạ quá 5mSv/năm.

Vậy nên, mặc dù chụp CT là một việc làm hữu ích, giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình và can thiệp điều trị kịp thời, nhưng chụp CT quá nhiều với tần suất cao cũng gây ra nhiều nguy hại cho bạn đấy.

Tắm nắng

Vitamin D có khả năng làm chậm quá trình chuyển hóa từ tiền ung thư sang ung thư và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Đặc biệt, đối với các bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư phổi, vitamin D còn được biết đến với công dụng ngăn ngừa những phản ứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị bệnh và giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Để bổ sung vitamin D, bạn nên có thói quen tắm nắng đúng cách. Hãy tắm vào thời điểm nắng sớm với khoảng 10 phút., tránh tắm nắng lúc trời đang nắng gắt.

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc ngăn chặn và phòng chống ung thư. Không chỉ thế, việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng lành mạnh còn đảm bảo cơ thể luôn hấp thụ đầy đủ các nhóm chất, từ đó nâng cao thể trạng và giảm thiểu nguy cơ bị đau ốm, bệnh tật.

10 thói quen phòng chống ung thư hiệu quả - Ăn uống lành mạnh

Hiện nay, nhiều người thường không thể cưỡng lại sự hấp dẫn của các món nướng, chiên, rán. Tuy nhiên, những món này không chỉ khiến bạn tăng cân nhanh chóng và còn tiềm ẩn nguy cơ tái phát bệnh ung thư và di căn các khối u. Vậy nên, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng giữa các nhóm chất để hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng và kháng lại các loại bệnh.

Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng lại càng quan trọng hơn cả đối với những ai đang mắc bệnh ung thư. Vậy nên, ngoài các món ăn có công dụng “tiêu diệt” tế bào ung thư, hãy bổ sung thêm những dòng sữa chuyên dụng với các thành phần dinh dưỡng nổi bật như Fucoi Heal để cung cấp dinh dưỡng, năng lượng và hỗ trợ cho quá trình điều trị của người bệnh.

Không hút thuốc, uống rượu bia

Thuốc lá, rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư ở người. Thuốc gây nguy hại cho hệ hô hấp, còn rượu bia lại gây kích thích mạnh ở hệ tiêu hóa hay thậm chí ảnh hưởng đến gan.

Để phòng chống ung thư, tốt nhất là bạn hãy loại bỏ rượu bia, thuốc lá và những chất kích thích khác khỏi cuộc sống của mình.

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để bạn phát hiện các bất thường của cơ thể và tiếp nhận điều trị trước khi mọi thứ tệ hơn. Ngoài ra, đối với bệnh nhân đã kết thúc quá trình điều trị khối u, bác sĩ thường khuyến nghị bệnh nhân nên kiểm tra lại 3 – 6 tháng/lần trong những năm đầu, sau đó khám 1 năm/lần từ năm thứ 5 trở đi.

10 thói quen phòng chống ung thư hiệu quả - Khám sức khỏe định kỳ

Dù bạn đã hay chưa từng mắc bệnh ung thư, hãy chú trọng vào việc khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo rằng cơ thể của mình vẫn luôn khỏe mạnh.

Bật máy hút mùi và mở cửa sổ trong phòng bếp

Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ mắc bệnh ung thư đó là khói dầu sinh ra trong quá trình họ nấu nướng. Theo nghiên cứu, hít khói dầu này thường xuyên tương đương với việc bạn đốt 96 điếu thuốc lá trong vòng 6 giờ tại một căn phòng kín. Khi khói dầu đi sâu vào hệ hô hấp, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ ung thư rất cao.

Vậy nên, hãy nấu ở nhiệt độ vừa đủ và tạo độ thông thoáng cho căn phòng bằng hệ thống thông gió, cửa sổ…

Tinh thần lạc quan, vui vẻ

Theo nghiên cứu, những người có tinh thần vui vẻ, lạc quan thường ít khi bị tái phát ung thư và thời gian sống sau khi điều trị cũng rất cao. Đôi khi, người bệnh tử vong chưa hẳn là do các tế bào ung thư, mà là do tinh thần suy sụp khiến thể trạng cơ thể đi xuống một cách nhanh chóng.

Vậy nên, dù có như thế nào, hãy thật lạc quan trước mọi việc. Điều này không chỉ mang đến nguồn năng lượng tích cực cho cuộc sống, mà còn giúp bạn kéo dài tuổi thọ trước căn bệnh quái ác này.

Bên trên là 10 thói quen giúp bạn ngăn ngừa và phòng chống ung thư hữu hiệu. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nếu muốn đặt mua sữa chuyên dụng cho người bệnh ung thư Fucoi Heal ngay từ bây giờ nhé!

Quý bệnh nhân có mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm và đặt hàng, xin truy cập: sữa dành cho người ung thư chuyên biệt

sữa dành cho người ung thư chuyên biệt

Xem thêm bài viết nhiều người quan tâm: